Để bắt đầu một dự án hoạch một công việc kinh doanh cần có một kế hoạch chi tiết và khoa học. Nếu bạn có ý muốn kinh danh quán cafe thì một kế hoạch mở quán cafe là điều đầu tiên bạn phải hoàn thành. Để có thể giúp bạn trong trường hợp bạn cảm thấy bối rối không biết nên bắt đầu từ đâu, bài viết này là một món quà Cà Phê 68 dành cho bạn.
Kế Hoạch Mở Quán Cafe Là Gì?
Kế hoạch kinh doanh quán cafe là một bản mô tả chi tiết về hoạt động và chiến lược kinh doanh của quán trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong định hình và đưa ra các quyết định chiến lược, giúp hạn chế rủi ro và tăng khả năng thuyết phục nhà đầu tư khi cần.
- Định hướng kinh doanh quán cafe
- Mục tiêu kinh doanh quan cafe
- Phân tích thị trường
- Kế hoạch tài chính
- Kế hoạch bán hàng
- Kế hoạch marketing
- Kế hoạch quản lý nhân sự
- …
Mẫu Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe
Để có thể giúp bạn có một kế hoạch chi tiết mở quán cafe. Dưới đây là mẫu lập kế hoạch mở quán cafe của chúng tôi.
Đặc Điểm Của Quán Cafe
Đầu tiên cần nắm bắt các thông tin chung về quán đó là:
- Loại hình quán cafe, không gian quán,…
- Phong cách quán: cổ điện, hiện đại, phá cách, có sử dụng những đồ gì để trang trí.
- Tên quán.
- Địa điểm mở quán cà phê.
Xác Định Đối Tượng Khách Hàng Tiềm Năng
Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và đối tượng mục tiêu mà họ muốn hướng đến. Đối tượng khách hàng có thể đa dạng, từ sinh viên đến nhân viên văn phòng,…
Xác định độ tuổi của khách hàng mục tiêu, ví dụ như trong khoảng 18 – 32 tuổi. Điều này giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhóm đối tượng và có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tìm hiểu về sở thích tiêu dùng của khách hàng. Đối với nhóm độ tuổi 18 – 32, họ thường chọn lựa các quán có giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của họ. Khách hàng có thể mong muốn một không gian yên tĩnh để đọc sách hoặc trò chuyện, hoặc có thể tìm kiếm một quán với âm nhạc và trò chơi có không khí sôi động.
Việc thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ giúp chủ doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh của họ. Bước này không thể bỏ qua khi lập mẫu bản kế hoạch mở quán cafe.
Nghiên Cứu Thị Trường
Sau khi đã tìm hiểu về khách hàng, bước tiếp theo quan trọng là nghiên cứu thị trường. Dưới đây là những điều cần nắm bắt trong quá trình nghiên cứu thị trường:
- Tình trạng thị trường: Đánh giá tình hình kinh tế hiện tại, xác định biến động có ảnh hưởng đến thị trường hay không. Nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường cà phê, xem xét sự đa dạng hoạt động kinh tế đang diễn ra.
- Xu hướng tiêu dùng: Phân tích xu hướng tiêu dùng hiện nay, liệu mọi người có xu hướng thường xuyên đến quán cà phê hay lựa chọn mua hàng online. Nếu có khả năng, xem xét việc phát triển kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Giá cả trên thị trường: Nghiên cứu giá đồ uống của các quán cà phê hiện nay để định rõ mức giá trung bình. Đặc biệt, quan tâm đến giá của đồ uống để có cái nhìn toàn diện về mức giá trên thị trường và đưa ra mức giá phù hợp với quán.
Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh
Chủ kinh doanh cần phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh. Sẽ có hai đối thủ cạnh tranh đó là đối thủ chính và sản phẩm thay thế. Cụ thể:
- Đối thủ chính là các quán cafe trong phạm vi 5km và những chuỗi hệ thống cà phê lớn như: The Coffee House, Highland, Phúc Long,…
- Sản phẩm thay thế đó là các quán trà chanh, trà sữa như, kem, chè,…
Kế Hoạch Tài Chính
Để kiểm soát ngân sách hiệu quả, bạn nên phân chi cụ thể các hạng mục chi phí nhầm ước lượng chi phí một cách chính xác và đảm bảo quản lý tài chính một cách hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố cần chuẩn bị và ước lượng chi phí:
- Máy móc, thiết bị pha chế: Giá của máy móc và thiết bị pha chế phụ thuộc vào nhãn hiệu và chất lượng, với mức giá dao động từ 30 – 65 triệu đồng.
- Mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng thường nằm trong khoảng từ 15 – 30 triệu đồng.
- Chi phí nhập nguyên vật liệu: Đối với tháng đầu tiên, ước lượng chi phí nhập nguyên vật liệu là khoảng 40 triệu đồng. Các tháng tiếp theo cần dựa vào số lượng khách hàng để đưa ra ước lượng chính xác về chi phí này.
- Chi phí marketing: Khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và chiến lược quảng cáo.
Nhân sự: - Chi phí cho nhân sự: Khoảng 15 triệu đồng.
Việc phân chia chi phí một cách cụ thể giúp bạn theo dõi và quản lý ngân sách một cách hiệu quả, đồng thời đưa ra các quyết định chi tiêu có căn cứ và linh hoạt hơn.
Sản Phẩm Và Dịch Vụ Cung Cấp
Sau khi nghiên cứu các mục trên, cần xác định những sản phẩm và dịch vụ quán sẽ cung cấp phù hợp với những đánh giá đã thực hiện trước đó. Ngoài ra cần lên kế hoạch các sản phẩm dành cho các dịp đặc biệt như các ngày lễ, sự kiên,…
Nhà Cung Cấp
Khi tìm kiếm nhà cung cấp, ưu tiên lựa chọn đơn vị uy tín và có danh tiếng trên thị trường để đảm bảo chất lượng nhập hàng. Đối với máy móc, chọn những thương hiệu chuyên cung cấp sản phẩm pha chế. Đối với nguyên vật liệu, có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối hoặc đơn vị sản xuất đáng tin cậy, đảm bảo nguyên liệu chất lượng và an toàn thực phẩm.
Nhân Sự
Đối với nhân sự, cần xác định số lượng nhân viên cần thiết. Cần ít nhất một nhân viên pha chế, một nhân viên phục vụ, và một nhân viên bảo vệ. Quán lớn có thể thuê thêm nhân viên theo nhu cầu khách hàng, trong khi quán nhỏ có thể giảm nhân viên bảo vệ để tiết kiệm chi phí.
Chủ kinh doanh cần xây dựng quy trình làm việc, quy trình chăm sóc khách hàng, quy tắc ứng xử của nhân viên. Hãy dành thời gian đào tạo nhân viên để nhân viên có thể làm việc hiệu quả nhất.
Kế Hoạch Marketing
Quảng bá thương hiệu quán cafe có thể thực hiện thông qua chiến lược marketing kết hợp online và trực tiếp. Trên mạng, xây dựng fanpage, kênh TikTok, Zalo và đăng tải nội dung, hình ảnh, video. Đồng thời treo biển quảng cáo, banner để thu hút sự chú ý. Chi phí quảng cáo cũng có thể đầu tư để thu về list khách hàng mục tiêu, hỗ trợ quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
Chiến Lược Mở Quán Cafe Hiệu Quả
Sau khi có mẫu bản kế hoạch kinh doanh quán cafe, hãy tập trung vào chiến lược kinh doanh phổ biến để đạt hiệu suất tốt.
- Tập trung vào sản phẩm: Cải thiện bao bì để phản ánh đặc điểm nhãn hiệu. Tạo thực đơn với đồ uống đặc biệt và sáng tạo.
- Tập trung khách hàng: Tạo không gian đẹp mắt, độc đáo để thu hút khách trẻ. Chú trọng chăm sóc khách hàng qua dịch vụ và các chương trình khuyến mãi.
- Tập trung chăm sóc khách hàng: Dành sự chăm sóc cho khách hàng từ thức ăn đến dịch vụ. Tạo chương trình khuyến mãi và ưu đãi để tri ân khách hàng trung thành.
Lời Kết
Một kế hoạch mở quán cafe có thể quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bạn. Hy vọng với bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có thể lập nên kế hoạch mở quán cafe hiệu quả và độc đáo của riêng bạn.